Home » Kinh Doanh » Các phương pháp tính giá thành sản phẩm đơn giản

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm đơn giản

Các phương pháp tính giá thành là kiến thức mà bất cứ quản trị doanh nghiệp nào cũng cần biết để xác định chính xác mức giá thành sản phẩm cung ứng ra thị trường. Vì sao việc tính giá thành sản phẩm lại quan trọng và có bao nhiêu cách tính giá thành? Cùng tìm hiểu kiến thức này qua bài viết dưới đây nhé! 

Contents

Định nghĩa giá thành

Giá thành – cụm từ được dùng phổ biến không chỉ trong kinh doanh mà trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng có thể định nghĩa chính xác về nó. Giá thành có thể được hiểu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất một sản phẩm. Chi phí đó có thể bao gồm hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu,… của các sản phẩm mà doanh nghiệp hoàn thành sản xuất trong điều kiện công suất bình thường. 

Định nghĩa về giá thành sản phẩm
Định nghĩa về giá thành sản phẩm

Giá thành được tác động bởi 3 yếu tố: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nhắc đến giá thành là nhắc đến toàn bộ hao phí trong quá trình cấu thành giá trị sản phẩm. Vậy, làm thế nào để tính giá thành? Cùng tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo nhé!

Vì sao cần tính giá thành sản phẩm?

Tính giá thành sản phẩm là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng. Điều này thể hiện ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 

  • Là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và xác định mức độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Là công cụ để doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ tình hình sản xuất, kinh doanh. Luôn chủ động trong việc nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có kế hoạch cải tiến, nâng cao hiệu quả cạnh tranh so với đối thủ khác. 
Giá thành là thước đo chuẩn mực giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh
Giá thành là thước đo chuẩn mực giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh
  • Xác định giá thành cũng là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cũng những các chương trình xúc tiến phù hợp với từng loại sản phẩm. 

Tổng hợp các phương pháp tính giá thành được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Dưới đây là các phương pháp tính giá thành sản phẩm được chúng tôi tổng hợp một cách chi tiết. Doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệp. 

Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp trực tiếp

Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng cho hình thức sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn và chu kỳ ngắn. Ưu điểm chính của phương pháp này là có thể tính toán dễ dàng và chính xác cho các số lượng mặt hàng ít. 

Công thức tính được áp dụng như sau: 

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Các khoản làm giảm chi phí – Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ. 

Phương pháp định mức

Đây là một trong các phương pháp tính giá thành được nhiều doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản lựa chọn. Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có một quy trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách và các đặc điểm khác nhau. Một số ngành nghề áp dụng phương pháp tính này như: may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo,…

Công thức tính giá thành như sau:

Tổng giá thành từng kích cỡ sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x Số lượng từng kích cỡ x Hệ số tính giá thành từng kích cỡ. 

Phương pháp hệ số

Đối với các doanh nghiệp sử dụng cùng một loại nguyên liệu chính và lượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. 

Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Công thức áp dụng của phương pháp này là: 

Tổng giá thành từng loại sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x Số lượng từng loại x Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng

Phương pháp này thường phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng. Giá thành sản phẩm lúc này sẽ được tính theo từng đơn đặt hàng. 

Công thức tính giá thành sản phẩm như sau: 

Giá từng đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. 

Phương pháp phân bước

Giá thành khi được tính theo phương pháp này sẽ có sự phức tạp hơn. Thông thường, phương pháp này dành cho các doanh nghiệp sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. 

Những doanh nghiệp có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ cao giữa các giai đoạn công nghệ thì phương pháp tính giá thành này là lựa chọn không thể bỏ qua. 

Công thức tính giá thành như sau: 

Giá thành = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + Giá thành sản phẩm giai đoạn 2 + …. + Giá thành sản phẩm giai đoạn n. 

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Các đơn vị sản xuất sản phẩm chính kèm theo sản phẩm phụ thì phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ là lựa chọn phù hợp nhất. Giá thành tính ra có sự chính xác và mang tính khách quan hơn. 

Công thức tính như sau: 

Giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kì + Tổng chi phí phát sinh trong kì sản xuất – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ. 

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tính giá thành sản phẩm đồng thời biết các phương pháp tính giá thành đơn giản, dễ thực hiện, được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Nếu bạn cần một người bạn đồng hành, giúp bạn quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả hơn thì cũng có thể áp dụng phần mềm SalesUp ERP của GESO, mọi công việc được đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo nâng cao hiệu suất hoạt động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *