4 Cách chọn mặt bằng kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
Một vị trí kinh doanh thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng và tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ. Bài viết này sẽ chia sẻ cách chọn mặt bằng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nếu quan tâm, hãy dành thời gian theo dõi để biết thêm các thông tin cần thiết nhé.
Cách chọn mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh cho nhà máy, xưởng sản xuất là vấn đề quan trọng. Việc này cần được cân nhắc kỹ và dựa vào những tiêu chí rõ ràng. Có vậy, mặt bằng kinh doanh được chọn mới phù hợp và phát huy tối đa tiềm lực khi đưa vào hoạt động sản xuất.
Dưới đây là các cách chọn mặt bằng kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm được mặt bằng phù hợp:
- Diện tích mặt bằng: Trước khi thuê mặt bằng, doanh nghiệp cần ước tính sẵn mặt bằng có diện tích tối thiểu là bao nhiêu thì mới có thể giúp các hoạt động sản xuất vận hành tốt. Bên cạnh đó, kích thước về chiều dài, chiều rộng, diện tích mặt tiền cũng nên chú trọng để có lựa chọn phù hợp.
- Hướng mặt bằng: Nếu doanh nghiệp là người có niềm tin về phong thủy thì yếu tố về hướng mặt bằng cũng được cân nhắc kỹ. Hãy lựa chọn mặt bằng nhà máy, xưởng sản xuất có hướng phù hợp để thu hút may mắn.
- Vị trí: Nên chọn những mặt bằng có vị trí thuận lợi, dễ dàng lưu thông. Đồng thời, cần liên hệ đến lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động để chọn vị trí thích hợp. Nhờ vậy có thể tiếp cận tốt với khách hàng, thu hút cũng như tận dụng được nguồn lực sẵn có.

- Phí mặt bằng: Phí thuê phải phù hợp với kinh phí dự trù của doanh nghiệp. Nếu vượt quá thì cần cân nhắc thêm vì mặt bằng làm nhà máy, xưởng sản xuất được vận hành trong thời gian rất dài. Nếu giá thuê không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc thương lượng khi thuê mặt bằng kinh doanh
Thương lượng cũng là một trong những cách chọn mặt bằng kinh doanh cần được chú trọng. Sau đây là những nguyên tắc thương lượng khi thuê mặt bằng mà doanh nghiệp cần nắm rõ để có buổi thỏa thuận thành công.
Dành thời gian để thương lượng
Khi doanh nghiệp đã tìm được mặt bằng sản xuất phù hợp. Lúc này, đừng vội chấp nhận ngay giá cả mà chủ nhà đề nghị. Thông thường, nếu chủ nhà thật sự có ý cho thuê thì họ sẽ đồng ý thỏa thuận. Như vậy, chủ nhà máy, xưởng sản xuất có thể tối ưu một phần chi phí.
Tuân thủ nguyên tắc “Đôi bên cùng thắng”
Một điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng nhà máy, xưởng sản xuất chính là các điều khoản trong hợp đồng. Những điều khoản này phải thật sự hợp lí và có lợi cho đôi bên.
Việc trên giúp chủ nhà hài lòng và vui vẻ khi ký kết hợp đồng hơn, gắn kết được mối quan hệ giữa bên thuê và bên cho thuê. Đây là yếu tố cần thiết khi thuê mặt bằng kinh doanh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thể hiện rõ mức phí bồi thường hợp đồng trong trường hợp có một bên phá vỡ. Điều này ngăn chặn được tình trạng chủ nhà muốn hủy hợp đồng để cho một bên khác thuê với giá tốt hơn. Tình huống này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Không để cảm xúc chi phối quyết định khi thuê mặt bằng
Một cách chọn mặt bằng kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng đó là không để cảm xúc lấn át. Đừng để cảm xúc chi phối đến quyết định của doanh nghiệp. Một mặt bằng dù tốt đến đâu nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí, lĩnh vực kinh doanh thì nên mạnh dạn bỏ qua và lựa chọn thêm các mặt bằng khác.
Cách làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh doanh nghiệp cần biết
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cho nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất cần được cân nhắc kỹ càng. Bước lập hợp đồng là bước cực kỳ quan trọng. Nó minh chứng cho quyền sử dụng mặt bằng của doanh nghiệp. Đồng thời, hợp đồng cũng được xem là căn cứ pháp lí để bảo vệ quyền lợi hai bên.

Dưới đây là nguyên tắc làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp tham khảo:
Những điểm cần có trong hợp đồng thuê mặt bằng
Trong hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cần có những điểm sau: giá thuê, tiền cọc, diện tích thuê, hiện trạng mặt bằng khi thuê, thời gian thuê, ngày bàn giao mặt bằng, chi phí thuê tăng hàng năm (nếu có). Những vấn đề trên cần được thể hiện rõ trong hợp đồng để tránh những tranh chấp về sau.
Hợp đồng phải được công chứng
Vì hợp đồng được xem như căn cứ pháp lí bảo vệ quyền lợi của chủ nhà và doanh nghiệp nên tốt nhất cần được công chứng. Hợp đồng có thể công chứng ở văn phòng công chứng tư hoặc Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền. Khi ấy, công chứng viên sẽ xác nhận quyền sở hữu của chủ nhà với mặt bằng cho thuê là hợp pháp.
Thỏa thuận về các khoản phí
Các khoản phí cần được thỏa thuận và đưa vào hợp đồng như chi phí sửa chữa, công chứng, mở rộng, thời gian sửa chữa,… Nếu doanh nghiệp chưa có nhiều am hiểu pháp lý, doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của luật sư hoặc những người có kinh nghiệp. Từ đó, hợp đồng thuê mặt bằng sẽ chỉn chu, đầy đủ thông tin hơn.
Có thể thấy, lựa chọn mặt bằng kinh doanh làm nhà máy, xưởng sản xuất không hề dễ dàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần biết cách chọn mặt bằng kinh doanh đúng để có thể tìm được mặt bằng phù hợp. Bài viết đã chia sẻ cách chọn mặt bằng kinh doanh cùng nguyên tắc làm hợp đồng. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các quý doanh nghiệp nhé.
Xem chi tiết tại Khu công nghiệp Long Hậu