Ép cọc bê tông là gì? Các phương pháp thi công ép cọc bê tông
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng phần nền móng là khâu cực kỳ quan trọng đối với mỗi công trình xây dựng. Trong đó, ép cọc bê tông được xem là một trong những công tác quan trọng nhất giúp tạo kết cấu vững chắc cho toàn bộ công trình. Vậy ép cọc bê tông là gì? Có những phương pháp thi công ép cọc bê tông nào thông dụng hiện nay? Cùng LHC tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là biện pháp được áp dụng phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Phương pháp này sử dụng các loại thiết bị ép cọc bê tông như: máy neo, búa rung, robot,… để ép chặt phần cọc đã được đúc sẵn xuống nền đất sâu. Với kết cấu vững chắc của các cọc bê tông sẽ làm tăng khả năng chịu tải cho móng công trình.
Đây là một trong những phương pháp cực kỳ hữu ích trong thi công, đặc biệt là với các công trình cao tầng.
Tại sao cần ép cọc bê tông cho các công trình xây dựng?
Ép cọc bê tông là phương pháp thi công nền móng được áp dụng đối với hầu hết các công trình xây dựng. Vậy tại sao lại cần ép cọc bê tông? Nó mang lại cho công trình nhà ở những lợi ích quan trọng gì?
- Gia tăng khả năng chịu lực: cọc bê tông được ép chặt ở độ sâu chục mét giúp gia tăng khả năng chịu tải của móng công trình. Dù công trình thi công có nặng đến vài trăm tấn thì kết cấu vẫn rất ổn định trên nền đất.
- Kết cấu công trình vững chắc: cọc được đúc chắc chắn từ chất liệu bê tông đặc kết hợp cùng vật liệu sắt (D14, D16, D18, D20), từ đó tạo nên kết cấu công trình vững chắc và bền bỉ theo thời gian.
- Thi công nhanh chóng: Quy trình thi công ép cọc bê tông sử dụng các thiết bị hiện đại, do vậy mà thời gian thi công được rút ngắn, giúp giảm thiểu đáng kể chi phí nhân công.

Những phương pháp ép cọc bê tông phổ biến hiện nay
Ép cọc đỉnh
Ép cọc đỉnh là phương pháp ép cọc thủ công được thực hiện đơn giản nhất. Đơn vị thi công sẽ sử dụng máy ép thủy lực để tác động lên phần đỉnh cọc. Với lực tác động nhất định, phần cọc bê tông sẽ được ép từ từ xuống sâu nền đất khoảng 6 – 8m.
Ưu điểm:
- Ép cọc đơn giản, hiệu quả.
- Có thể thực hiện được với hầu hết các loại đất.
Nhược điểm:
- Thực hiện thủ công, tốn nhiều công sức.
- Thời gian thi công khá lâu.
- Cần lắp đặt hệ thống khung đỡ máy ép thủy lực khá mất thời gian.
Ép cọc ôm
Ép cọc ôm về cơ bản cũng tương tự như phương pháp ép cọc đỉnh. Tuy nhiên cách thực hiện sẽ là tận dụng lực ở 2 bên hông cọc, không tác động ở phần đỉnh cọc. Phương pháp này được áp dụng phổ biến hơn bởi phù hợp với hầu hết các loại đất và không cần đến sự hỗ trợ của khung đỡ.
Ưu điểm:
- Không cần hệ khung để cố định cọc bê tông, do đó phù hợp với mọi loại cọc ngắn dài khác nhau.
- Thời gian thi công nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Lực ép của phương pháp ép cọc ôm không mạnh như ép đỉnh.
- Phương pháp không phù hợp với một số loại đất như đất sét hoặc á sét bởi lực ma sát quá lớn.
Phương pháp thi công ép cọc bê tông thông dụng
Thi công ép cọc bằng máy Neo
Thi công ép cọc bằng máy Neo là phương pháp sử dụng mũi neo khoan sâu vào lòng đất để làm đối trọng. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến cho các công trình nhà ở, công trình dân dụng, nhà xưởng sản xuất nhỏ,… Yêu cầu thi công đối với mũi neo gồm: chiều dài 1.5m, đường kính 35cm, độ dày khoảng 15mm. Riêng phần tải trọng tùy thuộc vào công suất của máy ép.

Ưu điểm:
- Phương pháp dễ dàng thực hiện, phù hợp với cả các mặt bằng chật hẹp.
- Thời gian thi công nhanh chóng.
- Ít gây tiếng ồn, không ảnh hưởng đến các công trình liền kề.
- Chi phí khá thấp.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu lực kém hơn ép tải sắt.
Thi công ép cọc bằng máy bán tải
Phương pháp ép cọc bằng máy bán tải sử dụng máy ép thủy lực để tiến hành ép cọc sâu xuống lòng đất. Phương pháp này phù hợp với cả các công trình nhà ở lẫn công trình quy mô lớn. Máy bán tải có lực ép lớn, trong khoảng 50 – 60 tấn.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp.
- Phù hợp áp dụng cho nhiều công trình khác nhau.
- Dễ dàng kiểm tra chất lượng công trình.
Nhược điểm:
- Thời gian thi công lâu.
- Độ an toàn không cao khi so sánh với phương pháp ép bằng máy Neo hay Robot.
Thi công ép cọc bằng máy Robot
Ép cọc bằng Robot là phương pháp thi công hiện đại, được ứng dụng phổ biến cho các công trình xây dựng quy mô lớn, tải trọng cao (>1000 tấn). Phương pháp này giúp gia tăng độ chịu tải của nền móng, giúp ổn định kết cấu công trình hiệu quả.

Ưu điểm:
- Độ chính xác cao
- Thời gian thi công nhanh chóng
- Khả năng chịu tải cao cho công trình.
Nhược điểm:
- Chi phí thực hiện khá đắt, bởi để chế tạo được một robot ép cọc hiện đại là điều không hề đơn giản, cần đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí.
Lời kết
Bài viết trên đây của Công ty Cổ phần Long Hậu (LHC) đã giới thiệu đến bạn: “Ép cọc bê tông là gì?” cũng như tổng hợp các phương pháp ép cọc bê tông phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp chọn được phương thức thi công phù hợp cho công trình của mình!